Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

Kaizen là gì

Kaizen là gì

Khi nhận thức được tầm quan trọng của Kaizen, nhà quản lý hay nhân viên đều có thể đồng tâm để xây dựng văn hóa công ty theo chiến lược Kaizen:

(1) Không để một ngày trôi qua mà không có cải tiến được đề xuất và thực hiện trong công ty.

(2) Kaizen áp dụng trong chiến lược định hướng khách hàng, đồng thời đảm bảo mọi hoạt động quản lý và tăng sự hài lòng cho khách hàng.

(3) Điều quan trọng hàng đầu là chất lượng, chứ không phải là lợi nhuận, một doanh nghiệp sẽ trở nên thịnh vượng khi và chỉ khi khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ mà họ hài lòng.

(4) Thừa nhận rằng mọi công ty đều có điểm thiếu sót nên cần xây dựng văn hóa công ty để mọi nhân viên tự nhận thức một cách thoải mái những thiếu sót, để sẵn sàng đưa ra ý tưởng cải tiến.

(5) Giải quyết công việc theo hướng phối hợp và theo hệ thống chức năng chéo.

(6) Nhấn mạnh vào quá trình và thiết lập phương pháp tư duy định hướng vào cải tiến các quá trình.

(7) Thiết lập một hệ thống quản lý, khuyến khích và đền đáp nỗ lực đóng góp ý tưởng cải tiến của tất cả mọi người.

Gemba Kaizen

Trong tiếng Nhật, Gemba có nghĩa lỡ tại nơi làm việc là nơi diễn ra các hoạt động. Trong các hoạt động kinh doanh, có 3 hoạt động chính liên quan trực tiếp đến lợi nhuận doanh nghiệp là phát triển, sản xuất và bán sản phẩm. Không có ba hoạt động này sẽ không tồn tại doanh nghiệp. Vì vậy, Gemba có nghĩa là nơi diễn ra 3 hoạt động chính này. Đơn giản hơn, Gemba có nghĩa là nơi sản phẩm và dịch vụ được tạo thành.

Thông thường, các cán bộ quản lý và công nhân cần có sự trao đổi trông tin có hiệu quả. Điều này sẽ giúp cho người công nhân hiểu rõ sự mong muốn của ban lãnh đạo cũng như trách nhiệm của họ trong quá trình thực hiện kaizen. Người công nhân nhận thức được vai trò, cảm thấy tự hào về sự đóng góp của họ đối với tổ chức chính là nhiệm vụ của ban lãnh đạo trong Gemba.

Mười tình huống tốt nhất để có ý tưởng mới

  • Khi đọc sách báo
  • Khi đi mua sắm
  • Khi tắm
  • Khi tập thể dục (kể cả đi bộ/chạy)
  • Khi lái xe (đặc biệt lúc từ nơi làm việc về nhà)
  • Khi làm vườn (chăm sóc cây cảnh, cắt cỏ)
  • Chơi trò chơi với trẻ con
  • Tìm kiếm trên Internet
  • Giai đoạn ngắn trước khi ngủ
  • Nghe người khác nói.
  • Chu trình Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến (PDCA)

Giai đoạn đầu của quá trình Kaizen là xây dựng chu trình PDCA để đảm bảo quá trình Kaizen được thực hiện liên tục, phù hợp với chính sách duy trì và cải tiến tiêu chuẩn.

  • Lập kế hoạch (Plan) là quá trình xây dựng mục tiêu cải tiến và kế hoạch triển khai để đạt được mục tiêu này.
  • Thực hiện (Do) là quá trình thực hiện kế hoạch.
  • Kiểm tra (Check) là quá trình xem xét kết quả thực hiện để cải tiến kế hoạch.
  • Khắc phục (Act) là quá trình xây dựng và tiêu chuẩn hoá các thủ tục để hạn chế sự lặp lại các điểm không phù hợp hoặc xây dựng mục tiêu mới để cải tiến.
  • Ban lãnh đạo xây dựng chu trình PDCA chính là liên tục xây dựng các mục tiêu mới cần phấn đấu.

Lọai trừ 07 lãng phí (Muda)

Từ Nhật, Muda có nghĩa là lãng phí , những từ này có nhiều nghĩa rộng hơn.
Công việc là một chuỗi các quá trình hoặc các bước, bắt đầu với nguyên liệu thô và kết thúc bằng sản phẩm cuối cùng hoặc dịch vụ. Tại mỗi quá trình, giá trị được tăng thêm cho sản phẩm (hoặc, trong ngành dịch vụ, đối với tài liệu hoặc mảng thông tin khác), và sau đó tới quá trình tiếp theo. Các nguồn lực tại mỗi quá trình, con người vỡ máy móc – có thể tạo ra giá trị gia tăng hoặc không tạo ra giá trị gia tăng.
Muda liên quan tới mọi hoạt động mà không tạo ra giá trị gia tăng. Ohno là người đầu tiên nhận ra sự lãng phí to lớn đang tồn tại tại nơi làm việc (gemba), ông phân loại muda trong gemba theo các loại sau:

- Muda do tìm kiếm

- Muda do động tác thừa

- Muda do vận chuyển

- Muda về không gian

- Muda về thời gian

- Muda về sản phẩm không phù hợp

- Muda về kiểm tra

Nguyên tắc vàng của quản lý tại nơi làm việc - GEMBA

Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ và hiểu nơi làm việc (gemba) là bước đầu tiên để quản lý một cách hiệu quả. Sau đây là 5 nguyên tắc vàng để quản lý gemba:


1. Khi vấn đề (sự không bình thường) phát sinh hãy đến gemba trước tiên.Gemba là nguồn của các thông tin.

2. Kiểm tra bằng chứng khách quan (gembutsu), trong nội dung của gemba thì từ này liên quan tới hỏng máy, sản phẩm hỏng, thậm chí cả khiếu nại của khách hàng. Xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.

3. Xác định biện pháp xử lý tức thời .

4. Xác định nguyên nhân gốc rễ và thực hiện biện pháp khắc phục. Một trong các công cụ hữu ích trong việc tìm kiếm nguyên nhân gốc rễ là hỏi “Tại sao?” cho đến khi có được nguyên nhân chính.

Thông thường nguyên nhân gốc rễ không xuất hiện khi chúng ta chỉ hỏi “Tại sao?” một lần mà thường phải hỏi đến 5 lần “Tại sao?” để có được chúng.

5. Tiêu chuẩn hoá và phòng ngừa tái diễn. Nhiệm vụ của người quản lý ở gemba lỡ thực hiện QCD. Tuy nhiên, các vẫn đề bất thường như: hỏng máy, sản phẩm hỏng, không đạt được mục tiêu sản xuất, công nhân đến muộn...vẫn xẩy ra hàng ngày và đòi hỏi người quản lý phải giải quyết và đảm bảo rằng sự việc không được tái diễn. Khi vẫn đề được giải quyết thì cần phải xây dựng mới hoặc cải tiến tiêu chuẩn hiện tại.

Mục tiêu chính chương trình 5S

+ Xây dựng ý thức cải tiến (Kaizen) cho mọi người tại nơi làm việc.

+ Xây dựng tinh thần đồng đội giữa mọi người thông qua chương trình 5S.

+ Phát triển vai trò lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý thông qua các hoạt động thực tế.

+ Xây dựng cơ sở để đưa vào các kỹ thuật cải tiến.


Nguồn: http://www.isovietnam.vn 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét