Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

Vài cảm nghĩ khi đọc cuốn "Đi tìm lẽ sống"

Kết quả hình ảnh cho đi tìm lẽ sống

Chưa đọc hết cuốn "Đi tìm lẽ sống-Man search for meaning". Mình thấy cuộc đời mình thật hạnh phúc sau khi đọc mỗi trang sách.


Mình nhận ra rằng con người luôn có khoảng tự do riêng (ý nghĩa riêng) của mình mà không thể bị tước đoạt bởi bất kỳ ai khác, một hoàn cảnh hay bất kỳ một thế lực nào khác. Khoảng riêng tư này làm cho mỗi người thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa và họ được hoàn toàn tự do tuyệt đối trong không gian này.

Cuộc sống của mỗi người thay đổi theo sự xây dựng bằng trí tưởng tượng và bằng niềm tin của mỗi người. Không gian riêng này-niềm tin này làm cho mỗi người có hành động và cuộc sống khác đi. Nó có thể làm cho cuộc sống của mọi người quanh họ được tốt đẹp hơn bằng cách chính họ trở nên tốt đẹp hơn. Hay ngược lại tùy vào niềm tin của mỗi người.

,

Hầu hết con người chúng ta đều có khoảng tự do riêng này là sự khát khao được chúng tỏ bản thân mình, được công nhận và được vui vẻ, hạnh phúc. Vì rằng bản chất của cuộc sống là phát triển tiến lên và đóng góp giá trị. Và hoàn cảnh hay sự kiện không có ý nghĩa gì cho đến khi bạn hành động-phản ứng và tạo ra ý nghĩa cho hành động đó.

Nguyên văn:

“Forces beyond your control can take away everything you possess except one thing, your freedom to choose how you will respond to the situation. You cannot control what happens to you in life, but you can always control what you will feel and do about what happens to you.”— Viktor E. Frankl

Như tác giả viết
Trước hết, đây là quyển sách viết về sự sinh tồn. Giống như nhiều người Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, vốn nghĩ rằng mình sẽ được an toàn trong những năm 1930, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức quốc xã. Điều kỳ diệu là ông đã sống sót, cụm từ “thép đã tôi thế đấy” có thể lột tả chính xác trường hợp này. Nhưng trong Đi Tìm Lẽ Sống, tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại.

Ông chua xót kể về những tù nhân đã đầu hàng cuộc sống, mất hết hy vọng ở tương lai và chắc hẳn là những người đầu tiên sẽ chết. Ít người chết vì thiếu thức ăn và thuốc men, mà phần lớn họ chết vì thiếu hy vọng, thiếu một lẽ sống. Ngược lại, Frankl đã nuôi giữ hy vọng để giữ cho mình sống sót bằng cách nghĩ về người vợ của mình và trông chờ ngày gặp lại nàng. Ông còn mơ ước sau chiến tranh sẽ được thuyết giảng về các bài học tâm lý ông đã học được từ trại tập trung Auschwitz. Rõ ràng có nhiều tù nhân khao khát được sống đã chết, một số chết vì bệnh, một số chết vì bị hỏa thiêu. Trong tập sách này, Frankl tập trung lý giải nguyên nhân vì sao có những người đã sống sót trong trại tập trung của phát xít Đức hơn là đưa ra lời giải thích cho câu hỏi vì sao phần lớn trong số họ đã không bao giờ trở về nữa.

Nhiệm vụ lớn lao nhất của mỗi người là tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống. Đau khổ tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa. Frankl đã viết rằng một người “có thể giữ vững lòng quả cảm, phẩm giá và sự bao dung, hoặc người ấy có thể quên mất phẩm giá của con người và tự đặt mình ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt để sinh tồn”. Ông thừa nhận rằng chỉ có một số ít tù nhân của Đức quốc xã là có thể giữ được những phẩm chất ấy, nhưng “chỉ cần một ví dụ như thế cũng đủ chứng minh rằng sức mạnh bên trong của con người có thể đưa người ấy vượt lên số phận nghiệt ngã của mình”. 

Rốt cục, con người không nên đặt ra câu hỏi ý nghĩa của cuộc sống là gì, mà phải nhận ra câu hỏi đó được đặt ra cho chính mình. Nói ngắn, mỗi ý nghĩa đều được đặt ra bởi cuộc sống; và họ chỉ có thể trả lời cho cuộc sống bằng cách trả lời cho cuộc đời của chính mình; đối với cuộc sống, họ chỉ có thể đáp lại bằng việc sống có trách nhiệm.

Điều này có nghĩa là bạn luôn phải trả lời câu hỏi cho cuộc đời mình:

  • Điều gì bạn làm sẽ khiến cho cuộc sống của bạn có ý nghĩa?
  • Bạn muốn trở thành người như thế nào?
  • Tại sao bạn muốn trở thành người như thế?
Về tác giả

Viktor Frankl
- Sinh ngày 26/03/1905 ở Áo, trong một gia đình công chức người Do Thái. 16 tuổi đã có bài đăng ở Tạp chí phân tâm học quốc tế.

- 1923: Theo học ngành Y tại Đại học Vienna. 1930 – 1937: Là bác sĩ tâm thần tại Bệnh viện Đại học Y ở thủ đô Vienna, Áo.

-1939: Trưởng Khoa Thần kinh tại Bệnh viện Rothschild.

- 1942: Được cấp thị thực định cư ở Mỹ, nhưng ông quyết định ở lại Vienna vì còn cha mẹ già ở đó.

- 9/1942: Ông và cả gia đình bị chính quyền phát xít bắt. Ông trải qua 3 năm trong 4 trại tập trung: Theresienstadt, Auschwitz-Birkenau, Kaufering và Türkheim.

- 1945: Được giải thoát khỏi trại tập trung, ông chỉ còn trơ trọi trên đời: Tilly – người vợ trẻ cùng đứa con trong bụng đã chết trong trại tập trung Bergen-Belsen; cha mẹ và em trai ông cũng đều chết trong trại. Vượt qua nỗi mất mát và suy sụp của mình, ông vẫn tiếp tục làm việc tại Vienna với tư cách là một chuyên gia về tâm thần học, chữa trị cho các nạn nhân chiến tranh.

- 1946: Ông viết lại bản thảo cuốn sách đã bị tiêu hủy khi bị bắt vào trại tập trung (The Doctor and the Soul) và cũng trong năm đó – chỉ trong vòng 9 ngày – ông đã viết xong Man Search’s for Meaing (Người đi tìm lẽ sống).

- Ông được mời diễn thuyết ở khắp các châu lục, giảng dạy tại các trường đại học danh tiếng như Harvard, Stanford, Pittsburgh. 29 trường đại học đã tặng ông học vị danh dự. Hiệp hội Bệnh Tâm thần Mỹ đã vinh danh ông với Giải thưởng Oskar Pfister.

- Ở tuổi 90, Frankl vẫn tiếp tục tham gia đối thoại với các du khách từ khắp nơi trên thế giới và trả lời thư riêng cho hàng trăm bức thư ông nhận được mỗi tuần.

- Ông mất ngày 02/09/1997 tại Vienna do suy tim ở tuổi 92.

Nguồn: nhasachphuongnam.com ohay.tv

1 nhận xét: