Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

15 tiêu chí trong cuốn Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường của Philip A. Fisher

Philip A. Fisher là một trong những nhà đầu tư có ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại. Triết lý và những bí quyết đầu tư thành công trong suốt sự nghiệp của Fisher đã được ông đúc rút trong cuốn sách Cổ phiếu thường, lợi nhuận phi thường này.
Kết quả hình ảnh cho tóm tắt sách cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường
Để tải sách các bạn ấn vào link nàyCác bạn vui lòng mua sách gốc để ủng hộ tác giả.
Còn nếu bạn không có thời gian để đọc hết cuốn sách thì bạn có thể đọc bản tóm tắt sau của mình. Mình sẽ cố gắng tóm tắt và diễn giải một cách dễ hiểu cho các bạn mới.
Tóm tắt:
Phần I: Cổ phiếu thường, lợi nhuận phi thường.
Trong phần này tác giả sẽ tổng kết 15 tiêu chí để mua chứng khoán mà các nhà đầu tư cần lưu ý khi tham gia thị trường chứng khoán
1.Tiêu chí 1: Liệu công ty có những sản phẩm và dịch vụ  có đủ tiềm năng thị trường đủ lớn để tăng doanh thu ít nhất trong vài năm tới không ? ( vấn đề về tiềm năng tăng trưởng )
Hàm ý rằng những người sớm đầu cơ vào cổ phiếu này trước khi đường doanh thu tăng trưởng vượt ngưỡng, đã thu được một khoản lợi nhuận kếch sù. Sau đó khi đường doanh thu thăng bằng trở lại thì những cổ phiếu này không còn hấp dẫn như trước .
Việc đánh giá chính xác đường doanh thu dài hạn là cực kỳ quan trọng đối với các nhà đầu tư. Một sự đánh giá thiển cận, thiếu thận trọng có thể dẫn đến những kết luận sai lầm.
Đây là tiêu chí đầu tiên mà nhà đầu tư nào muốn thu lợi nhuận tối đa nên xem xét.
2. Tiêu chí 2: Bộ máy quản lý của công ty có quyết tâm tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm hay những quy trình sản xuất, nhằm gia tăng hơn nữa tổng doanh thu trong khi tiềm năng tăng trưởng của các dòng sản phẩm hấp dẫn hiện tại đã bị khai thác quá nhiều ? (Đây chính là vấn đề về thái độ quản lý).
Những công ty có triển vọng tăng trưởng trong một vài năm tiếp theo do nhu cầu mới về các dòng sản phẩm hiện tại, nhưng không có chính sách hay kế hoạch để tiếp tục phát triển thường chỉ mang lại khoản lợi nhuận một lần.
Và thường nhà đầu tư thu được những lợi nhuận cao nhất từ những công ty coi trọng việc nghiên cứu và cải tiến công nghệ nhằm triển khai những dòng sản phẩm mới  có liên quan đến phạm vi hoạt động của công ty.
3. Tiêu chí 3: Những nỗ lực nghiên cứu và phát triển của công ty sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quy mô của nó ?  
Bạn có thể lấy số liệu các khoản đầu tư hàng năm của công ty dành cho việc nghiên cứu phát triển từ các báo cáo tổng doanh thu bán hàng hàng năm và so sánh với mức trung bình trong ngành. Từ đó đưa ra  kết luận về tầm quan trọng của nỗ lực nghiên cứu của công ty đối với khả năng cạnh tranh và lượng tiền dành cho nghiên cứu trên mỗi cổ phiếu.
4. Tiêu  chí 4: Cách thức tổ chức bán hàng của công ty đã hiệu quả chưa?   
Hãy cố tìm ra một công ty không có sự phân phối chồng chéo và thường xuyên cải thiện công tác tổ chức marketing bán hàng. Tác giả tin rằng những công ty thành công nhất luôn tìm cách nâng cao khả năng bán hàng của nhân viên. Chính điều đó khiến công ty có được sự tăng trưởng bền vững.

5. Tiêu chí 5: Biên lợi nhuận của công ty có cao không ?

Biên lợi nhuận là gì ?

Doanh thu chỉ có giá trị khi làm tăng lợi nhuận. Doanh thu tăng không có nghĩa là lợi nhuận sẽ tăng lên tương ứng

Nghiên cứu biên lợi nhuận của công ty tức là xác định lợi nhuận hoạt động có được từ doanh thu tính theo đô-la. Rõ ràng có sự khác biệt  lớn giữa các công ty khác nhau ngay trong cùng một ngành.

Trừ một số trường hợp ngoại lệ, thì mọi nhà đầu tư mong đợi thu lợi nhuận dài hạn cao nhất nên tránh những công ty có biên lợi nhuận thấp hoặc bằng không.

6. Tiêu chí 6. Công ty đang làm gì để duy trì hoặc cải thiện biên lợi nhuận.

Thành công của việc đầu tư vào cổ phiếu của một doanh nghiệp nào đó không phụ thuộc vào những thông tin nói chung về doanh nghiệp tại thời điểm mua mà dựa vào những gì sẽ xảy ra sau khi cổ phiếu được mua. Do đó, biên lợi nhuận trong tương lai mới đóng vai trò quan trọng đối với nhà đầu tư.

7. Tiêu chí 7. Mối quan hệ giữa bộ máy lãnh đạo và người lao động trong công ty có tốt không ( là vấn đề quan trọng) ?

Khi người lao động được đãi ngộ tốt, thì bộ máy lãnh đạo sẽ tăng năng suất lao động thuận lợi. Người lao động trung thành sẽ làm giảm một khoản đáng kể chi phí đào tạo mới. Do đó, những công ty có sự biến động nhân sự bất thường gây ra khoản chi phí không cần thiết mà nhẽ ra đã có được nhờ quản lý tốt.

Nhà đầu tư nên xem xét một vài yếu tố và sau đó rút ra cái nhìn tổng thể như :

– Quan tâm tới danh sách ứng viên chờ đợi muốn làm việc cho một số công ty là đối thủ của  các công ty khác trong cùng lĩnh vực.

– Các công ty có mối quan hệ nhân sự tốt thường là những công ty đã nỗ lực hết mình để nhanh chóng giải quyết các lời phàn nàn.

– Nhà đầu tư rất cần để ý đến tỷ lệ tiền lương trả cho nhân viên. Mua phải cổ phiếu của một công ty mà phần lớn thu nhập kiếm được là nhờ trả tiền công lao động thấp dưới mức trung bình sẽ gặp phải những rắc rối nghiêm trọng.

– Cần nhạy cảm về thái độ hòa nhã của các quản lý cấp cao đối với người lao động bình thường.

8. Tiêu chí 8. Đội ngũ lãnh đạo công ty có đoàn kết, đồng thuận cao không ( là vấn đề sống còn) ?

Đội ngũ lãnh đạo công ty là những con người mà các nhận định, tài năng và kỹ năng làm việc nhóm của họ quyết định đến thành bại của bất kỳ dự án kinh doanh nào

Công ty mang lại những cơ hội đầu tư lớn nhất là một công ty có một môi trường điều hành hết sức hiệu quả. Điều này có nghĩa là từ cấp thấp nhất cho đến cao đều cảm thấy cơ hội thăng tiến của họ là dựa trên khả năng chứ không phải tư tưởng bè phái.

Mô hình kiểu gia đình trị không tạo ra được sự phát triển cho những người có khả năng.

Một môi trường được điều hành tốt đóng vai trò cốt lõi cho những kế hoạch đầu tư lớn.

9. Tiêu chí 9. Công ty có thật sự có chiều sâu quản lý không ?

Quan trọng đó là mỗi cấp điều hành phải được giao thực quyền để đảm trách những nhiệm vụ cụ thể theo cách mà mỗi cá nhân đó cho là hiệu quả.

Những công ty mà ban lãnh đạo can thiệp và chỉ cố gắng giải quyết các vấn đề hàng ngày, hiếm khi trở thành kiểu công ty có sức thu hút nhà đầu tư. Cắt giảm quyền hạn của các khâu quản lý khác nhau sẽ làm giảm uy tín của công ty.

10. Tiêu chí 10. Công ty có kiểm soát tốt hệ thống kế toán và phân tích chi phí không ?

Không có một công ty nào liên tục thành công vang dội trong thời gian dài nếu không thể phân tích mọi chi phí của mình một cách chi tiết, chính xác và đầy đủ, để có thể đưa ra chi phí của từng bước nhỏ trong mỗi hoạt động của nó.

11. Tiêu chí 11. Công ty có chú ý đến những khía cạnh kinh doanh khá khác biệt với tính chất của ngành – những khía cạnh mang lại cho nhà đầu tư đầu mối quan trọng về mức độ nổi trội của công ty so với đối thủ canh tranh không ?

Tiêu chí này có thể rất quan trọng đối với ngành này nhưng lại có rất ít hoạch không có vai trò gì trong ngành khác.

Ví dụ như bằng phát minh sáng chế đem lại sự khác biệt giữ công ty này và công ty khác. Có bằng sáng chế là một ưu thế giúp công ty hạn chế chi tiết nhỏ lẻ phát sinh từ các hoạt động cạnh tranh gay gắt, đem lại lợi thế cạnh tranh giúp tăng biên lợi nhuận của các dòng sản phẩm của công ty.

12. Tiêu chí 12. Công ty có triển vọng lợi nhuận ngắn hạn và dài hạn như thế nào ?

Những nhà đầu tư mong muốn kết quả lớn nhất nên ủng hộ các công ty có triển vọng lợi nhuận dài hạn.

13. Tiêu chí 13. Trong tương lai, nếu công ty có dự tính tăng trưởng dựa trên việc tăng vốn cổ phần bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, thì lợi ích của các cổ đông hiện tại có giảm sút không ?

  14. Tiêu chí 14. Bộ máy quản lý công ty có luôn minh bạch với các nhà đầu tư về tình hình công ty khi nó hoạt động tốt nhưng lại che giấu khi có vấn đề ?

Cách hành xử này gần như là việc  làm rất tự nhiên của các doanh nghiệp.

Vì một vài lý do mà ban quản lý giữ im lặng về những điều tồi tệ . Chính điều này sẽ gây ra tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư. Cách hành xử này cho thấy bộ máy quản lý không ý thức đầy đủ về trách nhiệm với cổ đông. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào , nhà đầu tư cũng sẽ loại trừ việc đầu tư vào những công ty đang cố gắng che giấu những thông tin không tốt.

15. Tiêu chí 15. Bộ máy quản lý công ty có liêm khiết không ?

Nếu nghi ngờ về bộ máy quản lý thì dù công ty đó có thứ hạng cao, nhà đầu tư cũng không nên đầu tư vào.

Kết luận: Đọc xong 15 tiêu chí trên, bạn sẽ có cảm giác một số tiêu chí trong cuốn sách “cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường” na ná giống nhau nhưng thực ra chúng hoàn toàn khác nhau. Nhìn chung, trên thị trường chứng khoán Việt Nam ta khó có thể xác nhận được hết các tiêu chí trên, tuy nhiên theo quan điểm của mình các bạn chỉ cần quan tâm tới các tiêu chí như khả năng tăng trưởng, triển vọng tương lai và tiêu chí về ban lãnh đạo. Những tiêu chí đó các bạn có thể đọc và tìm hiểu trên báo mạng, đặc biệt với các kỳ họp đại hội đồng cổ đông thường niên các bạn có thể tham gia để trực tiếp tìm hiểu về doanh nghiệp mình định đầu tư.

Theo chungkhoaneasy.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét