Thứ Hai, 8 tháng 7, 2019

Đại phúc đến từ sự vô ưu


Vào triều đại nhà Tống, Lý Sỹ Hành đảm nhận chức vụ tại Viện hàn lâm. Trong một lần ông phụng mệnh triều đình đi sứ sang nước khác có võ tướng Dư Anh theo làm phụ tá. Sau khi hoàn thành sứ mệnh, Lý Sỹ Hành hoàn toàn không quan tâm đến vật phẩm được tặng. Ông ủy thác tất cả cho Dư Anh xử lý. Lúc lên thuyền trở về nước, Dư Anh thấy đáy thuyền có chỗ bị thấm nước nên lo lắng rằng những vật phẩm của mình sẽ bị ướt hết. Thế là ông bèn lấy toàn bộ tơ lụa gấm vóc của Lý Sỹ Hành được tặng đem lót ở đáy thuyền, sau đó đặt những thứ của mình lên trên để không bị ướt. Khi thuyền đã ra giữa biển khơi rộng lớn thì đột nhiên sóng gió nổi lên, như thể muốn nhấn chìm con thuyền của họ. Lúc ấy con thuyền lại quá nặng nên tình hình lại càng trở nên nguy cấp hơn. Không còn cách nào khác, thuyền trưởng vội vàng thỉnh cầu Dư Anh vứt bỏ những vật phẩm để thuyền nhẹ bớt, nếu không thì thuyền lật mọi người sẽ bị chết.

Dư Anh lúc này cũng vô cùng hoảng lọan, liền vội vàng với những vật phẩm trên thuyền ném xuống biển. Khi số vật phẩm bị ném xuống nước nước chừng khoảng một nửa, thì sóng gió ngừng lại, thuyền cũng ổn định lại và họ đã thoát nạn. Về sau, Dư Anh kiểm tra lại vật phẩm còn lại trên thuyền thì phát hiện những hứ ném xuống biển toàn bộ đều là vật phẩm của mình. Những tặng phẩm của Lý Sỹ Hành vi chất ở dưới đáy thuyền để sót, cho nên không bị mất mát chút nào, chỉ bị ướt một chút mà thôi. - Đối với những tặng phẩm ấy, hai người họ đã có hai thái độ không hề giống nhau. Lý Sỹ Hành bởi “ không quan tâm ”, kết quả chẳng bị mất mát gì, còn Dư Anh thì hết sức “ để ý ” và kết quả lại chẳng được gì. Kỳ thực, sự việc phát sinh ra hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên. Lý Sỹ Hành được, là bởi vì ông xem nhẹ, không màng danh lợi và làm người chính trực. Dư Anh mất, chính vì ông ta quá mê tài vật, tính toán, làm người không phúc hậu.

Theo NCDT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét