Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Buông hay giữ

Ảnh: google

Ngày xưa ở Thái Lan, trâu nước được xem như một thành viên gia đình. Chúng sống trong khoạn sân bên dưới những ngôi ta thường hiền lành đến nỗi trẻ thế ngủ ngon trên lưng chúng mà trong khoảnh sân bên nhà sàn và thường hiền lành đến nỗi trẻ nhỏ có thể ngủ ngon trên không hề hấn gì, còn chúng thì thơ thẩn gặm cỏ giữa trời râm mát.

Tuy vậy, thỉnh thoảng trâu nước cũng sợ hãi vì một lý do gì đó mà chỉ có chúng  mới hiểu được. Những lúc như vậy, chúng khịt khịt mũi, ngửa mặt lên trời và sẵn sàng lông lên chạy về bất cứ hướng nào. Một sáng nọ, có bác nông dân trong làng dẫn con trâu nước ra đồng gặm cỏ. Khi bác đi ngang qua tu viện của chúng tôi, có vật gì đó trong rừng đã khiến con vật sợ hãi. Thế là nó ngóc đầu, ngửa mặt lên trời và khịt khịt mũi. Bác nông dân cố tìm cách giữ nó lại bằng sợi dây thừng mỏng manh buộc lỏng léo quanh cổ nó nhưng chẳng mấy chốc, sợi đây đã quấn chặt lấy ngón tay của bác và con trâu nước lớn lên, chạy mất cùng với sợi dây thừng và ngón tay của bác. Bác nông dân tội nghiệp đến tu viện của chúng tôi để nhờ giúp đỡ đệ nhờ giúp đỡ với ngón tay ròng ròng máu.

Chúng tôi đưa bác đến bệnh viện để băng bó vết thương vàmấy hôm sau thì bác đã bình phục. Sau này tôi vẫn thường dùng câu chuyện đó làm ví dụ trong những cuộc nói chuyện, về những gì sẽ xảy ra khi chúng ta không chịu buông bỏ trong cuộc sống. Theo bạn thì ai mạnh hơn, người đàn ông đó hay con trâu nước kia? Thật là, chẳng hợp lý chút nào khi ta cố giữ một con trâu nước đang lồng lên. Hãy thả nó đi, vì sau khi chạy chừng vài trăm mét, tự nó sẽ dừng lại. Khi đó, người nông dân có thể thong thả đi tới, cầm lấydây thừng và dắt nó ra đồng gặm cỏ như bình thường. Rất nhiều người trong chúng ta cứ cố níu giữ một điều gì đó trong khi lẽ ra chúng ta phải buông tay, chính vì thế mà họ đã khiến cho bản thân phải đau đớn - cũng như bác nông dân kia đã bị tổn thương trên thân thể vì cố giữ con trâu nước.

Theo NCDT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét